PR KHÁC QUẢNG CÁO NHƯ THẾ NÀO? CƠ HỘI NGHỀ PR TRONG TƯƠNG LAI SẼ RA SAO?
04/04/2023
Nhiều người vẫn hay nhầm tưởng Pr và quảng cáo giống nhau. Tuy nhiên Pr và quảng cáo là hai mảng hoàn toàn khác nhau của truyền thông mà không phải ai cũng hiểu. Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ rõ Pr khác quảng cáo như thế nào? để mọi người có thể tham khảo.
Tổng quan về Pr và quảng cáo
Trước khi đi tìm hiểu pr khác quảng cáo như thế nào. Thì chúng ta cần hiểu hơn về định nghĩa của quảng cáo và pr cũng như sự giống nhau của hai cách thức này.
Pr là gì?
Public Relations được viết tắt là Pr có nghĩa là quan hệ công chúng. Pr là một công cụ giao tiếp mang tính chiến lược khi dùng nhiều kênh khác nhau để tạo dựng những mối quan hệ tích cực cho tổ chức. Hoạt động pr giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp và danh tiếng cho tổ chức trong mắt công chúng.
Các hoạt động pr chủ yếu thông qua việc đưa tin và tiếp xúc qua các phương tiện truyền thông. Những doanh nghiệp, tổ chức đôi khi không cần phải trả phí cho hoạt động pr mà có thể được pr thông qua truyền miệng, báo chí, thông cáo tin tức…
Pr giúp củng cố, xây dựng hình ảnh tổ chức, doanh nghiệp
Quảng cáo là gì?
Quảng cáo lại là cách thức truyền thông một chiều và có mất tiền để thu hút các hoạt động của công chúng tới dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp đó quá bất kì các phương tiện truyền thông nào đó. Hoạt động quảng cáo có thể được thực hiện qua việc quảng cáo trên báo, trên truyền hình, internet, tờ rơi…Nhà quảng cáo sẽ có toàn quyền kiểm soát với nội dung của mình.
Trong cuộc sống ngày nay chúng ta có thể gặp quảng cáo ở khắp mọi nơi đây được coi là công cụ tiếp thị hữu ích, hiệu quả và phổ biến hiện nay.
Quảng cáo tiếp thị đang hiện hữu hàng ngày quanh chúng ta
8 điểm khác nhau giữa Pr và quảng cáo
Dưới đây là bảng so sánh tổng quan về sự khác nhau giữa Pr và quảng cáo để mọi người có cái nhìn khách quan nhất.
So sánh | PR | Quảng cáo |
Các hoạt động chính | – Thông cáo báo chí
– Tổ chức các sự kiện – Các sự kiện talkshow hoặc trò chuyện – Quan hệ truyền thông – Hợp tác, tài trợ trong các dự án, sự kiện | – Quảng cáo trên báo, đài truyền hình và radio
– Gửi Email – Biển hiện, băng rôn quảng cáo – Social media |
Đối tượng tiếp cận | Đối tượng tiếp cận chính của hoạt động Pr thường chú trọng vào những cơ quan truyền thông, báo chí, các nhà đầu tư, các cổ đông, chính phù và những bên có liên quan. Để dễ hiểu hơn thì đối tượng Pr tiếp cận không nhất thiết là những đối tượng bỏ tiền để mua dịch vụ hay sản phẩm | Đối tượng tiếp cận của quảng cáo lại là những khách hàng mục tiêu, khách hàng có tiềm năng. Từ đó biến những khách hàng không có nhu cầu đó để thúc đẩy họ có nhu cầu mua dịch vụ/ sản phẩm của doanh nghiệp họ. |
Khả năng sáng tạo | Thường Pr sẽ có ít khả năng sáng tạo hơn bởi còn phụ thuộc vào những nội dung bạn đưa lên có phù hợp hay không. Và những bên đó có thể chỉnh sửa rất nhiều ở bài của bạn. | Còn đối với quảng cáo thì họ lại hoàn toàn có thể sáng tạo chỉnh sửa nội dung theo ý muốn. Những nội dung quảng cáo này sẽ được in ấn hay đưa lên các phương tiện truyền thông với nội dung được giữ nguyên. |
Chi phí | Chi phí cũng là một điểm khác nhau sữa pr và quảng cáo. Việc Pr đôi khi có thể là hoàn toàn miễn phí. | Còn đối với quảng cáo họ phải trả một khoản chi phí cho các hình thức quảng cáo đó. |
Hình thức kết nối | Pr và quảng cáo khác nhau như thế nào về hình thức kết nối. Thì nhìn chung PR là quá trình kết nối 2 chiều các công ty sẽ lắng nghe và trả lời tới công chúng. | Trong quảng cáo thi gần như là hoạt động giao tiếp 1 chiều, độc thoại. Các nhà quảng cáo sẽ kiểm soát quảng cáo hoàn toàn như quảng cáo sẽ xuất hiện như nào, vào lúc nào. |
Phong cách viết | Đối với Pr thì giúp xây dựng hình ảnh của thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp nên phong cách viết sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp, sang trọng. Những bài pr thường dài, mang tính chuẩn mực cao. | Ngược lại thì văn phong quảng cáo sẽ thường kêu gọi khách hàng hành động ngay đôi lúc quá lộ liễu. Tuy nhiên cũng tùy từng ngành hàng thực tết khác nhau mà viết cho phù hợp.Văn phong quảng cáo cũng khá linh hoạt lúc thì hài hước, vui nhộn lúc lại rất rõ ràng, thẳng thắn. |
Mức độ tin cậy | Theo đánh giá thì Pr sẽ có độ tin cậy cao hơn so với quảng cáo | Còn quảng cáo thì với những người biết về mảng quảng cáo có thể họ sẽ không dễ tin và vẫn hoài nghi vào quảng cáo. |
Điểm giống nhau giữa Pr và quảng cáo
Tuy có những điểm khác nhau nhưng nhìn chung là quảng cáo và Pr cũng có điểm giống nhau đó là cùng đều là một quá trình truyền thông đem tới công chúng giúp quảng bá, giới thiệu về doanh nghiệp, hình ảnh, dịch vụ, sản phẩm của mỗi tổ chức. Từ đó tạo nên những hình ảnh ấn tưởng, tình cảm trong khách hàng giúp thúc đẩy các hoạt động có lợi cho các doanh nghiệp.
Pr và quảng có cũng có điểm giống và khác nhau
Cơ hội nghề Pr trong tương lai sẽ ra sao?
Có thể thấy ngày nay Pr đang là một trong những ngành nghề rất HOT và được nhiều bạn trẻ hướng tới. Đội ngũ trong ngành Pr rất năng động, nhiệt huyết và đầy cạnh tranh. Có thể thấy đây là báo hiệu một ngành đầy chuyên nghiệp hóa và phát triển hơn trong thời gian tới.
Hầu như tất các doanh nghiệp ở thời đại nào cũng vậy luôn muốn phát triển lớn mạnh nhất vì vậy mà cần những người làm Pr giỏi có kỹ năng tốt. Từ đó giúp công chúng biết tới doanh nghiệp và xây dựng những hình ảnh đẹp nhất.
Qua bảng so sánh trên thì chắc chắn mọi người đã hiểu được một phần Pr khác quảng cáo như thế nào rồi đúng không. Hy vọng từ những thông tin này mọi người sẽ lựa chọn được những cách thức truyền thông phù hợp cho doanh nghiệp, tổ chức của mình.
>> Xem thêm tại: PR viết tắt là gì trong Marketing? Hé lộ mức thu nhập nghề PR