VIẾT CV NHƯ THẾ NÀO CHO CHUẨN

 28/07/2017

Đi xin việc ở bất cứ đâu, nhà tuyển dụng nào cũng bảo bạn mang CV đến nhưng bạn chưa biết viết CV như thế nào cho ấn tượng. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

  1. Một CV đẹp cần những yếu tố gì?

Một cuộc khảo sát những người làm nghềnhân sự do Eric Hilden tổ chức năm 2010 về cách viết CV, thu được kết quả về những yếu tố được nhà tuyển dụng tìm kiếm trong CV của ứng viên, bao gồm:

45%: Kinh nghiệm trong những công việc liên quan.

35%: Trình độ chuyên môn và kỹ năng.

25%: Dễ đọc.

16%: Thành tích.

14%: Ngữ pháp và chính tả.

9%: Học vấn.

9%: Khao khát thành công.

3%: Có mục tiêu rõ ràng.

5%: Những “từ khóa”, thông tin liên hệ, kỹ năng tin học, trải nghiệm cá nhân

Dễ hiểu khi kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng vẫn là bộ ba yếu tố nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất trong CV của bạn, vượt lên hẳn so với những yếu tố như thành tích hay học vấn. Chắc bạn đã hiểu mình phải tìm cách highlight gì ở trong CV của mình rồi chứ?

Bất ngờ ở đây là bên cạnh nội dung, thì hai phần của hình thức là dễ đọc và ngữ pháp – chính tả chiếm vị trí rất cao. Lý do rất đơn giản, nhà tuyển dụng sẽ hiểu cái cách bạn cẩn thận với bản CV của mình cũng chính là cách bạn sẽ cẩn thẩn và tận tụy như vậy trong công việc.

Như vậy đầu tư vào nội dung của một bản CV là quan trọng, nhưng hình thức của nó cũng quyết định không nhỏ đến thành công của bạn đấy.

  1. Cách viết thông tin cá nhân

Phần này sẽ bao gồm thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.
Nên:
– Địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên.
– Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện.
Không nên:
– Dùng email thiếu nghiêm túc. Ví dụ: becon_dethuong12@gmail.com
– Ảnh chỉ nhìn thấy khuôn mặt hoặc quay lưng về phía trước.

  1. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những phần nhà tuyển dụng quan tâm  nhất của CV xin việc. Đó không đơn thuần là mục tiêu của riêng bạn mà còn phải hướng đến điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu thật kỹ công việc của vị trí mình đang ứng tuyển cũng như nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Nên: 

  • Mục tiêu được lượng hóa rõ ràng, hình dung cụ thể, chi tiết.
  • Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển hoặc công ty ứng tuyển.
  • Mục tiêu phải phù hợp với tính chất công việc.
  • Chia thành: mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn (nên sắp xếp theo thứ tự tương ứng).

=> Nhà tuyển dụng rất đánh giá cao những mục tiêu nghề nghiệp táo bạo, thể hiện cá tính mạnh mẽ của ứng viên.

Không nên:
– Viết mục tiêu chung chung như làm việc trong môi trường năng động, có thể học hỏi được nhiều…
– Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của bản thân.

  1. Cách viết phần học vấn:

Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình (GPA).
Nên:
– Đề án, nghiên cứu khoa học nếu có…(có liên quan đến vị trí ứng tuyển).
– Một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).
Không nên:
– Đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.

  1. Các viết phần kinh nghiệm làm việc:

Trình bày trong CV về quá trình làm việc của bạn đã trải qua như thế nào . Bạn đã từng làm việc công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì ? Mô tả ngắn ngọn về công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra thành tựu và kỹ năng hoặc kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây là phần quan trọng nhất trong một CV xin việc, bởi qua phần này thể hiện rõ được bạn có khả năng như thế nào và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không?

Nên:
– Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó.
– Đưa ra minh chứng cụ thể, hoặc số liệu xác thực ( ví dụ doanh thu tăng bao nhiêu %, kiếm về bao nhiêu khách hàng …).
– Chọn lọc các công việc ghi trong CV, nên có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
Không nên:
– Nêu các công việc làm ngắn hạn (nhỏ hơn 6 tháng) ngoại trừ khoá thực tập.
– Đưa quá chi tiết những công việc nhỏ nhặt như (in tờ rơi, pha trà, ….).
– Mô tả dài dòng, không phân chia ý.

  1. Các viết phần hoạt động ngoại khoá:

Nếu bạn mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm để viết vào CV, thì mục hoạt động ngoại khoá càng quan trọng, bởi nó thể hiện sự năng động và tiềm năng của bạn như thế nào. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái.

Nên:
– Liệt kê các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện.
– Nêu vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động đó.
Không nên:
– Liệt kê các hoạt động giải trí cá nhân, theo sở thích.

  1. Cách viết phần kỹ năng:

Nhà tuyển dụng thường chú trọng xem xét và đánh giá các kỹ năng của ứng viên có phù hợp với vị trí mình ứng tuyển không hoặc thông qua các kỹ năng để đánh giá trình độ và khả năng có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không?

Nên:
– Nhờ những người có uy tín, học vị hoặc cấp trên xác nhận thông tin giúp bạn.
– Nêu đầy đủ thông tin người tham chiếu bao gồm: họ tên, email, số điện thoại.
Không nên:
– Nêu thông tin không chính xác người tham chiếu.

* Lưu ý: bạn cũng nên tránh những sai sót không thể chấp nhận được như viết sai chính tả, trình bày sơ sài về mặt nội dung.

Hiện nay, CV là phần không thể thiếu của bất kì ai trong quá trình ứng tuyển và tìm việc làm. CV được coi là cánh cửa đầu tiên mà bạn phải vượt qua để tìm được công việc mơ ước. Vì vậy, dựa vào những hướng dẫn trên bạn nên đầu tư thời gian và công sức để có được bản CV thật ấn tượng và thuyết phục được những nhà tuyển dụng khó tính.

>>> Xem thêm: Nhà tuyển dụng trông đợi gì khi xem CV của bạn

Share: 

Tuyển dụng mới nhất