BÍ KÍP “BỎ QUA” MỘT CÂU HỎI KHÓ KHI PHỎNG VẤN XIN VIỆC
25/09/2017
Bạn đang trong một cuộc phỏng vấn xin việc, mọi thứ diễn ra khá suôn sẻ vì bạn trả lời tất cả các câu hỏi phỏng vấn một cách rất dễ dàng. Bỗng dưng, người phỏng vấn đột ngột đặt ra một câu hỏi mà bạn đã không thể lường trước trong quá trình chuẩn bị. Bạn không biết trả lời như thế nào, và hoàn toàn bị “đóng băng” trước nhà tuyển dụng. Sự tự tin và bình tĩnh mà bạn thể hiện trong 15 phút vừa qua đã biến mất…
Việc gặp phải một tình huống “bất ngờ” trong quá trình phỏng vấn xin việc là hoàn toàn bình thường, nhưng bạn vẫn có thể tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bằng việc “bỏ qua các câu hỏi phỏng vấn khiến bạn lúng túng”. Dưới đây là ba lời khuyên rất hữu ích để đảm bảo bạn vẫn thể hiện bản thân mình tốt nhất trong lúc phỏng vấn:
- Tạm hoãn câu hỏi
Bà Anita Ziemer, giám đốc điều hành của tập đoàn Slade nói rằng: Nếu bạn bối rối với một câu hỏi nào đó, bạn có thể lấy bút và giấy note lại và để cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn sẽ quay lại trả lời các câu hỏi phỏng vấn đó sau; điều này thậm chí còn thể hiện tính chuyên nghiệp và sự nhiệt tình của bạn. Đến cuối buổi phỏng vấn xin việc, bạn có thể quay trở lại với câu hỏi đó, và sẵn sàng để trả lời một cách tự tin nhất. Nếu bạn không có thời gian và cần phải gửi email để trả lời, thì tốt nhất bạn nên cung cấp nhiều ví dụ chi tiết để thể hiện rõ quan điểm của mình.
- Hãy sử dụng “lợi thế” của bạn khi đi phỏng vấn
Theo Ziemer, trung thực là cách tốt nhất để “vượt qua” các câu hỏi phỏng vấn. Nếu bạn không thể trả lời, hãy trung thực với nhà tuyển dụng và giải thích lý do vì sao bạn không thể trả lời những câu hỏi đó hoặc bạn cũng có thể nói rằng bạn chưa từng trải qua tình huống như vậy trước kia. Có một điểm bạn nên lưu ý rằng: Nhà tuyển dụng hiếm khi đặt các câu hỏi phỏng vấn để thử và bắt lỗi ứng viên, điều họ cần là để hiểu được ứng viên có thật sự phù hợp với vị trí cần tuyển hay không, vì vậy hãy sử dụng “lợi thế” này của bạn khi đi phỏng vấn!
- Hãy duy trì sự tự tin của bạn trong lúc phỏng vấn
Theo bà Ziemer, nếu bạn cảm thấy mình phù hợp 70% cho vị trí này, có nghĩa là: “Bạn đáp ứng hầu hết các tiêu chí quan trọng như khả năng chịu áp lực tốt đồng thời có thể tiến xa trong công việc. Ngoài ra, bạn có thể mang lại những giá trị mới cho vị trí đó và tổ chức của bạn.” thì bạn nên tham dự phỏng vấn với sự tự tin, khiến cho nhà tuyển dụng phải muốn bạn tham gia vào nhóm của họ. Việc bỏ qua “một hoặc các câu hỏi phỏng vấn” không có nghĩa là bạn đã đầu hàng cơ hội thành công của mình. Trong suốt quá trình phỏng vấn xin việc, và ngay cả khi đối mặt với một chút lỗi sai, ứng viên nên thành thật giải thích với người phỏng vấn. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn hai hoặc ba câu hỏi để trao đổi với nhà tuyển dụng, bạn hãy đặt những câu hỏi có tính tương tác giữa hai bên để có một cuộc trò chuyện ý nghĩa.
Cuối cùng, không một ứng viên nào muốn phải bỏ qua hoặc tạm hoãn các câu hỏi phỏng vấn cả, nhưng khi bạn đang bối rối, bạn nên có một chiến lược thông minh để đối đầu với tình huống. Tuy nhiên, phải chắc chắn rằng bạn cảm ơn người phỏng vấn khi cho bạn cơ hội quay trở lại với những câu hỏi đó. Hãy nhớ rằng, phỏng vấn xin việc là một cuộc đối thoại hai chiều, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn dành thời gian để hoàn thành tốt các câu hỏi phỏng vấn của mình.
>>> Xem thêm: Cần chuẩn bị những gì khi đi phỏng vấn